Cần được chữa lành? Một nhà trừ quỷ khuyên đọc lời kinh này

Date:

Share post:

Bret Thoman, OFS – Kathleen N. Hattrup

Ma quỷ không có mảy may cơ hội chống lại quyền năng của Máu Thánh Chúa Kitô.

Cha Jim Blount là một nhà trừ quỷ, ngài tận tụy với tác vụ chữa lành và giải thoát. Gần đây, ngài đã chia sẻ với chúng tôi bốn bước để có thể tha thứ.

Khi thi hành tác vụ, ngài giống như một bác sĩ giàu kinh nghiệm, sau khi lắng nghe bệnh nhân và quan sát các triệu chứng của họ, kê đơn thuốc phù hợp. Nhưng “thuốc” mà Cha Jim “kê đơn” có bản chất hoàn toàn khác.

Trước tiên, ngài muốn những người tìm sự giúp đỡ của ngài tham dự Thánh lễ và thực hành các bí tích trở lại – đặc biệt là Bí tích Hòa giải – nếu họ đã xa rời Giáo Hội.

Sau đó, ngài khuyên nên tăng cường đời sống cầu nguyện bằng cách lần hạt Mân Côi hằng ngày. Ngài cũng khuyên nên dành những giờ khắc cá nhân để để viếng và chầu Thánh Thể.

Tuy nhiên, ngài thường xuyên đề xuất một lời kinh mà dường như nhiều người chưa quen thuộc: Kinh Lạy Máu Châu Báu.

Lời kinh chỉ dài 17 từ:

“Lạy Máu Cực Châu Báu Chúa Giêsu Kitô, xin cứu vớt chúng con và toàn thế giới.”

Cha Blount nói rằng đây là lời kinh giải thoát hiệu quả, vì ma quỷ phải chạy trốn khỏi quyền năng của Máu Thánh Chúa Giêsu. Vị linh mục trừ quỷ khuyên mọi người đọc lời kinh này 500 lần mỗi ngày. Sẽ rất hữu ích nếu bạn sử dụng chuỗi tràng hạt để theo dõi con số.

Việc Giáo Hội tôn vinh Máu Cực Châu Báu Chúa Giêsu phản ánh sự xác quyết của chúng ta rằng Chúa Giêsu đã hy sinh mạng sống vì tình yêu dành cho chúng ta, Ngài đã đổ máu mình ra để cứu chuộc nhân loại. Với máu đổ ra trên thập giá, Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực của tội lỗi, sự chết và Satan.

Thánh Phêrô, vị giáo hoàng đầu tiên, đã viết trong bức thư đầu tiên của ngài:

“Anh em hãy biết rằng không phải nhờ những của chóng hư nát như vàng hay bạc mà anh em đã được cứu thoát khỏi lối sống phù phiếm do cha ông anh em truyền lại. Nhưng anh em đã được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Con Chiên vẹn toàn, vô tỳ tích, là Đức Kitô”. (1 Pr 1, 18-19).

Hơn nữa, người Công giáo được kết hợp một cách huyền nhiệm với Chúa Giêsu qua việc rước Máu Ngài dưới hình rượu trong Bí tích Thánh Thể. Sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể là mình, máu, linh hồn và thiên tính của Ngài.

Lịch sử và phụng vụ

Trong nhiều thập niên, Lễ kính Máu Châu Báu được cử hành vào ngày 1 tháng 7.

Sau Công đồng Vatican II, lễ này đã không còn trong lịch phụng vụ, nhưng một Thánh lễ để tôn vinh Máu Châu Báu đã được thiết lập và có thể được cử hành vào tháng 7 (cũng như hầu hết các tháng khác trong năm).

Theo truyền thống, tháng 7 là tháng biệt kính Máu Châu Báu và người Công giáo được khuyến khích suy ngắm về hy tế cao vời của Chúa Giêsu và việc Ngài đã đổ máu ra để cứu chuộc nhân loại.

 

Lm. Nam An dịch

NguồnAleteia

Trừ tà Công giáo cần sự hỗ trợ của quý vị! Mọi thứ quý vị nhận được trên Trừ tà Công giáo đều miễn phí. Chúng tôi dựa vào sự đóng góp của quý vị để tiếp tục sản xuất nội dung chất lượng cao mà chúng tôi cung cấp mỗi ngày. Xin vui lòng giúp chúng tôi tiếp tục mang thông điệp của Tin Mừng đến với mọi người ở khắp mọi nơi thông qua giáo lý, kiến thức, kinh nghiệm, tin tức, câu chuyện về trừ tà và còn hơn thế nữa. Trân trọng cảm ơn!

Bài liên quan

“Hãy yêu kẻ thù”, nhưng “kẻ thù” là ai và “yêu” như thế nào?

Mt 5,43-48: “Hãy yêu kẻ thù”, nhưng “kẻ thù” là ai và “yêu” như thế nào? Lm. Giuse Lê Minh...

Satan, quỷ, Ác thần, tà thần trong Kinh Thánh

Satan, quỷ, Ác thần, tà thần trong Kinh Thánh Tác giả: Giuse Lê Minh Thông, O.P.   Nội dung Dẫn nhập I. Từ...

Bốn vị Thánh nói về Kinh Mân Côi và trận chiến thiêng liêng

Là một trong những việc đạo đức phổ biến nhất của người Công giáo, chuỗi Mân Côi là...

Các thiên thần bản mệnh đang bị lãng quên

Hằng năm, Giáo Hội dành riêng ngày 2/10 để biệt kính các Thiên thần bản mệnh, cũng gọi...