Chống Chúa Thánh Thần: tội không thể tha thứ

Date:

Share post:

Lm. Jean-Thomas de Beauregard, OP

Lừa gạt hoặc phạm thượng đến Chúa Giêsu có thể tha thứ được, nhưng tại sao tội phạm đến Chúa Thánh Thần thì không được tha thứ?

Phân biệt thần loại là một nghệ thuật khó khăn. Đối diện với một hiện tượng tâm linh tế nhị, làm sao chúng ta phân biệt được đó là việc của ma quỷ hay việc của Chúa? Các kinh sư đã đặt câu hỏi (Mc 3,22)… Việc phân định càng khó vì Satan là một thụ tạo thiêng liêng, là “con khỉ của Thiên Chúa nhân lành”, nó bắt chước đường lối của Chúa và các thánh. Cuộc đời các thánh có nhiều chuyện ma quỷ giả làm sứ giả của Chúa hay của cha xứ trong các câu chuyện xảy ra trong bối cảnh tôn giáo. Chúng ta thường thấy các bề trên dòng hoặc các nhà cố vấn tâm linh tự nhận mình trực tiếp hướng dẫn nhờ linh hứng thiêng liêng: “Chúa Thánh Thần nói với tôi rằng…”, “Tôi thực sự có Chúa Thánh Thần trong lòng, con phải…”, đến mức khủng khiếp và trực tiếp hơn: “Con không nhận đủ từ tôi.” Họ bắt chước đường lối của các thánh, nhưng chính ma quỷ đang làm việc.

Xu hướng muốn bị ma quỷ lừa dối

Những linh hồn có thiện chí nhất lại để mình bị lừa nhất. Rất nhiều tín hữu có đức tin đã để mình bị những người tự cao tự đại mê hoặc, họ cảm thấy nhẹ nhõm một cách vô thức khi họ ‘xét mình’. Có biết bao mục tử đã để mình biến thành con quỷ của đời sống thiêng liêng, họ chỉ dựa vào trực giác để đồng hành với mọi người. Khi tình cảm và tâm lý cho thấy có một số khuyết điểm, thiếu rèn luyện về đạo đức và giáo lý, thì khi đó con quỷ sẽ lao vào kẽ hở nhỏ nhất…

Trong những trường hợp này, điều làm con quỷ lộ diện vì nó chỉ biết bắt chước bề ngoài. Nó không thể vào nội tâm con người và lại càng không vào được thánh đường tối thượng là sự mật thiết của Chúa Ba Ngôi, nên việc nó bắt chước luân lý của Chúa và của các thánh là chỉ bên ngoài. Một người được huấn luyện sẽ thấy được sự lừa dối: cử chỉ, giọng nói dù bắt chước giỏi như thế nào nhưng nghe có vẻ giả tạo. Cũng vậy, khi một người hướng dẫn tâm linh giả tạo, họ có một cái gì đó hào nhoáng, đánh lừa và quyến rũ những người chỉ muốn bề ngoài. Vấn đề chính: trong mỗi chúng ta đều có cám dỗ, có khuynh hướng muốn bị ma quỷ lừa gạt. Và Chúa Giêsu nói rõ, ma quỷ chỉ vào nhà nếu người đó đồng ý để mình bị trói… Điều này đúng với những trường hợp ngoại thường bị quỷ ám, nhưng cũng đúng với mọi tội lỗi, vốn không bao giờ bị bắt buộc.

Làm thế nào để phân định thần loại?

Làm thế nào để phân biệt thần loại? Dĩ nhiên một phần nhờ kinh nghiệm có được khi chúng ta thấy các mặt nạ rơi xuống chung quanh mình. Ít nhất chúng ta phải tìm hiểu về cơ chế kiểm soát, ghi lại những gì đã xảy ra ở nơi cụ thể, nơi con quỷ đặc biệt được giải phóng… Thật đau đớn nhưng cần thiết! Với điều kiện không rơi vào tình trạng say mê bệnh hoạn của những chuyện tai tiếng, cũng không rơi vào niềm vui độc ác của những người nhìn xung quanh và nói: “Ai sẽ là người tiếp theo?”, với xu hướng sa ngã của những người bị cho là đối thủ về ý thức hệ trong Giáo hội hoặc bên ngoài. Sự phân định thần loại và sự thận trọng có thể dễ dàng biến thành thái độ hoài nghi.

Đặc tính của Chúa Thánh Thần là khó nắm bắt

Vì thế việc phân định thần loại bao gồm việc rèn luyện. Nhưng trên hết, nó đòi hỏi một đời sống cầu nguyện đích thực, bắt nguồn từ Kinh Thánh và sự khôn ngoan của Giáo Hội chứ không phải từ tính chủ quan không phù hợp. Dù sao cũng không có công thức nào hoàn hảo. Chắc chắn, kinh nghiệm tích lũy và đời sống cầu nguyện khách quan mang tính giáo hội chân chính là điều cần thiết, nhưng có lẽ chưa đủ. Sẽ là dối trá nếu giả vờ khác đi.

Tội xúc phạm đến Chúa Thánh Thần

Hơn nữa, Chúa Giêsu không lên án lỗi lầm của các kinh sư nghi ngờ Ngài làm phép lạ dưới ảnh hưởng của Satan (Mc 3,22). Thậm chí, theo nhiều cách, Ngài dường như bào chữa cho họ. Có vẻ việc báng bổ Chúa Giêsu có thể tha thứ được vì bề ngoài là lừa dối. Trong khi tội phạm đến Chúa Thánh Thần là không thể tha thứ được (Mc 3,29). Phạm thượng chống lại Chúa Thánh Thần là điều bí ẩn! Nhà thần học nào có thể mô tả chính xác và xác định nó một cách chắc chắn là người rất thông minh. Có rất ít manh mối. Đặc tính của Chúa Thánh Thần là khó nắm bắt, như được gợi ý qua các hình ảnh trong Kinh Thánh tượng trưng cho Chúa Thánh Thần: nước, lửa hoặc gió. Chúng ta không biết Ngài từ đâu đến và đi đâu, làm sao chúng ta biết được là chúng ta đang xúc phạm đến Ngài? Như thế chúng ta vô tình phạm thượng đến Ngài sao? Nhưng nếu phạm thượng đến Ngài do phán xét sai lầm, thì điều này có thể bị cho là tội không? Lại là một tội lỗi không thể tha thứ?

Việc phân định tội phạm thượng đến Chúa Thánh Thần có một số điểm chuẩn: Chúa Thánh Thần không thể nói chống lại Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài. Chúa Thánh Thần không thể nói chống lại đạo đức Tin Mừng và luật tự nhiên. Vì thế lời phạm thượng chống Chúa Thánh Thần có mục đích chống lại Chúa Kitô hoặc Giáo Hội trong huấn quyền đích thực của Giáo Hội, cũng như chống lại đạo đức Phúc Âm và luật tự nhiên. Đây đã là chiếc la bàn giúp chúng ta tránh được con đường diệt vong. Dù sao thì phạm vi này hơi rộng một chút phải không? Và nếu đó là sai lầm trong phán đoán thì liệu có thể tha thứ được không? 

Một chuỗi dài những lời từ chối Chúa

Trên thực tế, việc phạm thượng đến Chúa Thánh Thần là viên đá cuối cùng trong một tòa nhà đã được xây bởi một chuỗi dài những lời từ chối Thiên Chúa, những lời từ chối nghiêm trọng, có ý thức và có chủ ý. Không ai nói phạm đến Chúa Thánh Thần một cách vô tình, do sơ suất. Nếu việc phạm thượng chống lại Chúa Thánh Thần là đáng lên án và không thể tha thứ được, đó là vì người vi phạm đã tự quyết định, ngày này qua ngày khác, tự làm mình mù quáng, để đến một ngày họ không thể nhận ra hành động của Thiên Chúa dù được thể hiện rõ ràng. Cũng với quá trình lâu dài này, họ đã làm cho họ không còn khả năng phân biệt thiện ác. Khi họ phạm phải điều không thể sửa chữa được, rõ ràng đó có thể là một sai lầm trong phán đoán. Nhưng thực ra, đó là một hành động hết sức cá nhân, xuất phát từ sâu thẳm lịch sử tâm linh của họ. Vì thế, chúng ta xin Chúa Thánh Thần ban ơn phân định cho tất cả những người đã được rửa tội. Giáo Hội cần đến chúng ta hơn bao giờ hết.

 

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

NguồnAleteia

Trừ tà Công giáo cần sự hỗ trợ của quý vị! Mọi thứ quý vị nhận được trên Trừ tà Công giáo đều miễn phí. Chúng tôi dựa vào sự đóng góp của quý vị để tiếp tục sản xuất nội dung chất lượng cao mà chúng tôi cung cấp mỗi ngày. Xin vui lòng giúp chúng tôi tiếp tục mang thông điệp của Tin Mừng đến với mọi người ở khắp mọi nơi thông qua giáo lý, kiến thức, kinh nghiệm, tin tức, câu chuyện về trừ tà và còn hơn thế nữa. Trân trọng cảm ơn!

Bài liên quan

“Hãy yêu kẻ thù”, nhưng “kẻ thù” là ai và “yêu” như thế nào?

Mt 5,43-48: “Hãy yêu kẻ thù”, nhưng “kẻ thù” là ai và “yêu” như thế nào? Lm. Giuse Lê Minh...

Satan, quỷ, Ác thần, tà thần trong Kinh Thánh

Satan, quỷ, Ác thần, tà thần trong Kinh Thánh Tác giả: Giuse Lê Minh Thông, O.P.   Nội dung Dẫn nhập I. Từ...

Bốn vị Thánh nói về Kinh Mân Côi và trận chiến thiêng liêng

Là một trong những việc đạo đức phổ biến nhất của người Công giáo, chuỗi Mân Côi là...

Các thiên thần bản mệnh đang bị lãng quên

Hằng năm, Giáo Hội dành riêng ngày 2/10 để biệt kính các Thiên thần bản mệnh, cũng gọi...