Ở một thời muốn thành hiện đại, ngay cả trong Giáo Hội, ma quỷ thường được đơn thuần xem như một “huyền thoại”. Tác giả Jean de Saint-Cheron quan tâm đến việc “không tin vào ma quỷ” này.
“Quý vị có hiểu những gì tôi đang nói với quý vị không? Tôi là Ác quỷ! Ác quỷ! Đúng, cũng như tôi đang ở đây và đồng thời tôi đang ở nơi khác”, thủ lãnh của lũ quỷ khẳng định, qua lời của nhân vật Jules Berry nói trong tác phẩm Những người khách buổi chiều (Les Visiteurs de soir, Marcel Carné, 1942). Vì thế nó quyến rũ cô gái trẻ Anne, bà chủ lâu đài ở thế kỷ XV, người đang mơ mộng bên cửa sổ phòng ngủ của mình. Vì mê hoặc nét trong sáng của cô gái trẻ, con quỷ quyết định quyến rũ cô, không phải để làm cô sợ nhưng để huênh hoang, tự hào về vị trí của mình trong lịch sử, về quyền lực, về danh tiếng của mình.
Hoài công: cô yêu người khác, không có chuyện cô nhượng bộ trước những tán tỉnh của kẻ thù nhân loại. Nhưng Beelzebub ăn mặc lộng lẫy, quyến rũ, thông minh. Sưởi ấm bên lò sưởi lâu đài, hắn tinh quái nói với các khách của hắn: “Tôi thích ngọn lửa.”
Chủ đề hấp dẫn
Tất cả điều này sẽ không đủ để phá hủy tình yêu đích thực và trong sáng của những người yêu nhau. Bị biến thành bức tượng bởi con quỷ ghen tuông, trái tim của họ sẽ tiếp tục đập dưới hòn đá. Ngoài câu chuyện ngụ ngôn, nhưng đằng sau chúng ta nhận ra cuộc đối đầu giữa Đức quốc xã và Kháng chiến Pháp, bộ phim của Carné thể hiện một hình ảnh cho thấy về ma quỷ: hắn lịch lãm, lịch sự, hài hước. Và chuyên chế.
Chủ đề hấp dẫn, tiếp tục lôi cuốn khách hàng đừng chờ xem phim hoặc ở quầy bán sách, nhưng vần đề về sự tồn tại của quỷ ở thời mà thế giới đã vỡ mộng, số phận câu hỏi liệu có Chúa hay không cũng chịu chung số phận: chuyện tầm phào với những người ngây thơ dư giờ, vì với quỷ, chúng ta tất cả đều giống nhau trong thế kỷ XXI!
Thiên tài của quỷ
Với thiên tài thông thường của mình, quỷ đôi khi thành công trong việc làm cho mọi người, kể cả trong Giáo Hội, kể cả các ‘nhà thần học’, rằng nó chỉ là huyền thoại, một biểu tượng của cái ác, một hình ảnh trái ngược với tình yêu, nhưng chắc chắn không phải là một bản thể cá nhân: minh họa rõ ràng cho sự xấu hổ khi tin vào điều vô hình và siêu nhiên có thể chiếm lấy chính những người tin, cảm thấy khó chịu trước sự trớ trêu của thế giới hiện đại dưới mắt họ.
Ngược lại, Đức Phanxicô đã trả lời cách kiên quyết trước một số khẳng định vội vàng (ngay cả của Bề trên Dòng Tên!), nhắc lại ma quỷ không chỉ tồn tại mà còn là kẻ thù tiêu biểu của chúng ta. Và đây là điều mà người tín hữu Kitô phải dám khẳng định, theo công thức xuất sắc của thi sĩ Baudelaire: “Các bạn thân mến, các bạn đừng bao giờ quên, khi các bạn khoe khoang sự tiến bộ của ánh sáng, thì mánh khóe đẹp nhất của ma quỷ là thuyết phục ánh sáng không tồn tại!”
Cuộc chiến của Chúa Giêsu
Bài Tin Mừng Chúa nhật đầu tiên của Mùa Chay là câu chuyện Chúa Giêsu bị quỷ cám dỗ: cuộc chiến này được thuật lại cách đặc biệt để làm rõ, với ơn vô hình và lời của Chúa, chúng ta có thể thắng cuộc chiến này trong cuộc sống của năm 2023.
Dĩ nhiên bài viết này sẽ không thuyết phục bất cứ ai về sự tồn tại của ma quỷ. Tin hay không là vấn đề của tự do. Nhưng chúng ta có thể nhìn vào nguồn gốc của sự từ chối tin tưởng. Vì thế việc từ chối không tin mở ra với một thực tế có thể xảy ra về ma quỷ, xuất phát từ nỗi sợ: triết gia Pascal viết: “Con người khinh thường tôn giáo, ghét nó và sợ rằng đó là sự thật.” Thánh Têrêxa Lisieux can đảm hơn nhiều kẻ to xác ma lanh, ngài lưu ý “một linh hồn được ơn không có gì phải sợ những con quỷ hèn nhát, chạy trốn ngay cả trước ánh mắt của một đứa trẻ”.
Marta An Nguyễn dịch