Thiên thần chiến đấu với ác quỷ như thế nào?

Date:

Share post:

Các thiên thần sử dụng kiếm thường hay thanh kiếm thần đặc biệt?

Trong thư gửi tín hữu Êphêsô, Thánh Phaolô viết: “Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những oquyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao” (Ep 6,12).

Nói cách khác, có một trận chiến thiêng liêng xung quanh chúng ta mà chúng ta không thể nhận biết. Thực tế này khó có thể hiểu thấu, nhưng nó đã được xác nhận trong suốt Kinh Thánh, ngay cả trong cuộc đời của Đức Giêsu khi Người đi vào hoang mạc để chiến đấu với ma quỷ. Đôi khi chúng ta có thể tự hỏi “trận chiến thiêng liêng” này thực sự trông như thế nào. Liệu nó có đầy kiếm, khiên và áo giáp, hay họ có “thanh kiếm thần” đặc biệt?

Nói chính xác thì các thiên thần chiến đấu với quỷ dữ như thế nào?

Trước hết, Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo giải thích về bản tính của các ngài.

Thánh Augustinô nói: “’Thiên thần’ là tên gọi chỉ chức vụ chứ không chỉ bản chất. Nếu bạn tìm tên gọi chỉ bản chất của vị này, thì đó là thiêng liêng; nếu bạn tìm tên chỉ chức vụ, thì đó là Thiên thần; vị ấy là gì, thì là thiêng liêng, vị ấy làm gì, thì là Thiên thần”. (số 329).

Sách Giáo lý Baltimore nêu ngắn gọn cùng một niềm xác tín, với một chút giải thích.

“Thiên thần là gì? Thiên thần là những thần khí được tạo dựng, không có thân xác, có sự hiểu biết và ý chí tự do”.

Cũng tương tự như Thiên Chúa là thần khí thuần khiết theo bản tính, các thiên thần là những thần khí thuần khiết không có thân xác. Theo cách này, các ngài hình dung Thiên Chúa theo cách mà con người chúng ta không thể. Chúng ta thường mô tả các thiên thần có “cánh”, không phải vì các ngài có cánh, mà vì nó tượng trưng cho sự mau lẹ của các ngài và tượng trưng cho vai trò của các ngài như là những sứ giả.

Mặc dù không có thân xác như chúng ta, nhưng các ngài có thể chiến đấu với các thụ tạo thuần thiêng khác. Ví dụ nổi tiếng nhất là trong sách Khải Huyền, nơi Tổng lãnh thiên thần Micae đuổi Satan ra khỏi Thiên đàng.

“Con Mãng Xà bị tống ra, đó là Con Rắn xưa, mà người ta gọi là ma quỷ hay Satan, tên chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ; nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống với nó”. (Kh 12,9).

Trích đoạn này không cung cấp cho chúng ta bất kỳ manh mối nào, ngoài thực tế là ma quỷ có thể bị “tống xuống”. Vì chúng là những thụ tạo thuần thiêng, nên đây không phải là một hành động vật lý, mà là một hành động thiêng liêng.

Triết gia Peter Kreeft đưa ra một lời giải thích khả thi trong cuốn Thiên thần và Ác quỷ của ông, mô tả cách các thiên thần giao tiếp với nhau.

“Các thiên thần giao tiếp ngay lập tức, từ tâm trí đến tâm trí, không cần bất kỳ phương tiện nào như không khí, tai hay thậm chí là lời nói – thần giao cách cảm trực tiếp.”

Một cách để nghĩ về nó là một trận chiến trí tuệ hơn là một trận chiến đao kiếm. Không có yếu tố vật chất trong trận chiến của họ, điều này khó có thể tưởng tượng theo cái nhìn của chúng ta. Đây là lý do tại sao các nghệ sĩ luôn mô tả thiên thần và ác quỷ theo cách vật lý với khiên, kiếm và áo giáp. Tâm trí chúng ta dễ nắm bắt một trận chiến vật lý hơn là một trận chiến vô hình.

Sẽ không thú vị lắm khi vẽ ra một trận chiến giữa hai thụ tạo giống “người ngoài hành tinh” hơn là con người.

Tác giả: Philip Kosloski
Lm. Nam An dịch

NguồnAleteia

Trừ tà Công giáo cần sự hỗ trợ của quý vị! Mọi thứ quý vị nhận được trên Trừ tà Công giáo đều miễn phí. Chúng tôi dựa vào sự đóng góp của quý vị để tiếp tục sản xuất nội dung chất lượng cao mà chúng tôi cung cấp mỗi ngày. Xin vui lòng giúp chúng tôi tiếp tục mang thông điệp của Tin Mừng đến với mọi người ở khắp mọi nơi thông qua giáo lý, kiến thức, kinh nghiệm, tin tức, câu chuyện về trừ tà và còn hơn thế nữa. Trân trọng cảm ơn!

Bài liên quan

“Hãy yêu kẻ thù”, nhưng “kẻ thù” là ai và “yêu” như thế nào?

Mt 5,43-48: “Hãy yêu kẻ thù”, nhưng “kẻ thù” là ai và “yêu” như thế nào? Lm. Giuse Lê Minh...

Satan, quỷ, Ác thần, tà thần trong Kinh Thánh

Satan, quỷ, Ác thần, tà thần trong Kinh Thánh Tác giả: Giuse Lê Minh Thông, O.P.   Nội dung Dẫn nhập I. Từ...

Bốn vị Thánh nói về Kinh Mân Côi và trận chiến thiêng liêng

Là một trong những việc đạo đức phổ biến nhất của người Công giáo, chuỗi Mân Côi là...

Các thiên thần bản mệnh đang bị lãng quên

Hằng năm, Giáo Hội dành riêng ngày 2/10 để biệt kính các Thiên thần bản mệnh, cũng gọi...