(Aleteia) – Kinh Thánh dành khá ít đoạn văn cho ma quỷ, dường như không bao giờ mô tả ngoại hình của chúng.
Chúng ta đều khá quen thuộc với một số miêu tả nổi tiếng nhất về ma quỷ. Trong Paradise Lost (Thiên đường đánh mất), Milton mô tả ma quỷ như đang sống “trong kiếp đọa đày vô tận, trong xích xiềng sắt đá và lửa trừng phạt”. Trong Divine Comedy (Thần khúc), Dante cho ma quỷ ba khuôn mặt và một đôi cánh dơi dưới mỗi cằm. Nhưng điều thú vị là Kinh Thánh dành tương đối ít đoạn văn cho ma quỷ, dường như không bao giờ mô tả ngoại hình của chúng. Và ngay cả khi con rắn cám dỗ Eva thường được liên tưởng đến Satan, một số nhà thần học và học giả Kinh Thánh cho rằng học thuyết về ma quỷ được phát triển sau này, vì những đoạn văn ám chỉ rõ ràng đến sự sa ngã của Lucifer được tìm thấy trong các tác phẩm ngôn sứ và khôn ngoan, cụ thể là trong các sách Isaiah, Ezekiel và Gióp.
Trong mọi trường hợp, trong khi những hình ảnh ban đầu của ma quỷ được cho là trình bày mang nhiều “yếu tố” thiên thần hơn, thì vào đầu thời Trung Cổ, ma quỷ đã được miô tả với vẻ ngoài rõ ràng là quỷ dữ, với các đặc điểm giống động vật và các đặc điểm “du nhập” từ các truyền thống khác (chủ yếu là Babylon và Canaan, nơi mà quỷ “thừa hưởng” đôi cánh của mình) nhưng chủ yếu là từ thời ngoại giáo cổ đại. Kitô giáo càng bén rễ trong thế giới La Mã, thì các tín hữu tiên khởi càng liên kết đền thờ ngoại giáo với thần dữ ma quỷ. Trong số tất cả các vị thần ngoại giáo này, Pan là vị thần có thể dễ dàng liên kết với quỷ dữ hơn, không chỉ vì hành vi sai trái dâm dục, mà còn vì bản chất lai (nửa dê nửa người) của hắn. Việc hắn là nửa thú được hiểu là sản phẩm phụ của việc từ bỏ bản chất cao cả hơn (tức là thiên thần) của hắn một cách có chủ ý.
Trong những hình ảnh thời Trung Cổ mô tả các cuộc trừ tà, người ta có thể quan sát tất cả các đặc điểm của ma quỷ này. Chúng ta hãy xem những hình ảnh dưới đây để xác định chúng.
Tác giả: Daniel Esparza
Lm Nam An dịch